Phụ nữ Ninh Sơn với Đề án 938

Đăng ngày 27 - 10 - 2022
Lượt xem: 105
100%

Với quan điểm lấy phụ nữ làm trung tâm, vừa là chủ thể hành động, vừa là đối tượng thụ hưởng cùng sự chủ động và nổ lực. Những năm qua, việc triển khai Đề án “Tuyên truyền, giáo dục, vận động hỗ trợ phụ nữ tham gia giải quyết một số vấn đề xã hội liên quan đến phụ nữ giai đoạn 2017 – 2027” (gọi tắt là Đề án 938) của Thủ tướng Chính phủ đã được các cấp Hội Phụ nữ huyện Ninh Sơn chú trọng thực hiện và bước đầu đạt những kết quả khả quan, qua đó đảm bảo mục tiêu đề ra của Đề án.

 

Theo bà Trương Thị Ngọc – Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ, Phó Trưởng ban Chỉ đạo Đề án 938 huyện Ninh Sơn, cho biết: Để thực hiện có hiệu quả Đề án 938, hàng năm, Ban Chỉ đạo của huyện luôn ban hành các kế hoạch cụ thể gắn với chủ đề theo từng năm. Cùng với đó là bám sát mục tiêu, nhiệm vụ mà Đề án đã đề ra; chủ động thực hiện các hướng dẫn, chỉ đạo của Trung ương Hội, Hội Phụ nữ tỉnh, đồng thời khắc phục hạn chế, đề ra các giải pháp phù hợp với từng cơ sở hội trong quá trình triển khai thực hiện. Nhờ đó, sau giai đoạn 1 (từ năm 2018 – 2022), ý thức chủ động tham gia giải quyết các vấn đề xã hội liên quan đến phụ nữ trên địa bàn huyện đã được cải thiện và nâng cao về chất lượng.

Trong giai đoạn 1, với việc tập trung vào ba vấn đề là: phòng chống bạo lực gia đình; giáo dục cha mẹ trong chăm sóc và bảo vệ trẻ em; thực hiện an toàn thực phẩm. Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện đã triển khai sâu rộng tới các cơ sở hội cùng toàn thể hội viên, phụ nữ trên địa bàn huyện bằng nhiều hình thức đa dạng, cùng phương châm “Ở đâu có phụ nữ, ở đó có hoạt động Hội” như: Tuyên truyền trên hệ thống lao phát thanh; đăng tin, bài lên Cổng thông tin điện tử huyện; lắp băng rôn, biểu ngữ tại các khu dân cư... hay tổ chức các hội thi tìm hiểu về Luật phòng, chống bạo lực, Luật bình đẳng giới thu hút gần 12 nghìn lượt hội viên, phụ nữ tham gia, qua đó nâng cao nhận thức cho phụ nữ huyện nhà.

Song song với hoạt động tuyên truyền, việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ phụ nữ giải quyết các vấn đề xã hội có liên quan và nâng cao kiến thức cho hội viên cũng được Hội Phụ nữ huyện quan tâm thực hiện. Thông qua việc phối hợp với ngành chức năng tổ chức các lớp tập huấn về hệ lụy của hôn nhân cận huyết thống, tảo hôn, kỹ năng phòng ngừa lạm dụng tình dục trẻ em; kỹ năng phòng, chống tai nạn thương tích, đuối nước, bạo lực học đường, xâm hại trẻ em và an toàn giao thông; phòng chống bạo lực gia đình; hướng dẫn về an toàn thực phẩm cho hội viên, phụ nữ và phòng, chống suy dinh dưỡng cho trẻ em dưới 5 tuổi.... Nhờ đó, nhận thức của hội viên, phụ nữ được nâng lên; tình trạng bạo lực gia đình, xâm hại tình dục trẻ em được giảm thiểu; vấn đề an toàn thực phẩm được cải thiện và tiếng nói của phụ nữ trong các hoạt động xã hội đã được thể hiện mạnh mẽ, tích cực hơn.

Và để xây dựng, duy trì, nâng cao hiệu quả các mô hình vận động, hỗ trợ phụ nữ chủ động giải quyết các vấn đề xã hội liên quan đến phụ nữ. Các cấp Hội đã vận động hội viên, phụ nữ tham gia xây dựng và nhân rộng 18 mô hình, câu lạc bộ về “Hỗ trợ phụ nữ đơn thân nuôi con”, “5 không, 3 sạch”, “Xóm an toàn cho phụ nữ và trẻ em”... với hàng trăm thành viên; duy trì 42 mô hình “Địa chỉ tin cậy” tại cộng đồng giúp các phụ nữ bị bạo lực có nơi đến tạm lánh; tổ chức giám sát 4 chuyên đề liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của phụ nữ; phối hợp, hỗ trợ, can thiệp và giải quyết gần 100 vụ việc; tư vấn pháp luật trực tiếp cho các trường hợp về bạo lực gia đình, xâm hại tình dục phụ nữ và trẻ em... Từ đó ý thức chấp hành pháp luật, chủ động tham gia giải quyết các vấn đề xã hội của hội viên, phụ nữ trên địa bàn huyện đã được nâng lên rõ rệt.

Bên cạnh đó, để thực hiện có hiệu quả Đề án 938, Hội Phụ nữ huyện còn gắn với xây dựng Cuộc vận động gia đình “5 không, 3 sạch” nhằm tạo sức lan tỏa trong các tầng lớp phụ nữ. Vận động hội viên, phụ nữ giữ gìn vệ sinh môi trường, xây dựng các mô hình sinh kế thích ứng với biến đổi khí hậu như: Sọt rác gia đình; tuyến đường không rác; trồng táo sạch phủ lưới... Xây dựng quỹ “Mái ấm tình thương” để hỗ trợ phụ nữ nghèo, mẹ đơn thân có thêm kinh phí để làm nhà ở, ổn định cuộc sống.

Có thể nói, sau gần 5 năm triển khai thực hiện, Đề án 938 đã mang lại nhiều thay đổi cho phụ nữ huyện Ninh Sơn. Ý thức chấp hành pháp luật, giữ gìn, rèn luyện đạo đức được cải thiện; hoạt động hòa giải, giải quyết các vấn đề xã hội ở cơ sở đã được chị em phụ nữ quan tâm tham gia ngày một nhiều; các mô hình hỗ trợ, đồng hành cùng hội viên ngày một nhân rộng và đạt hiệu quả. Để tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được trong giai đoạn 1, thời gian tới, Ban Chỉ đạo Đề án 938 huyện Ninh Sơn sẽ tiếp tục đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền các nội dung của Đề án về các vấn đề: Phòng, chống bạo lực gia đình; xâm hại phụ nữ, trẻ em; an toàn vệ sinh thực phẩm; giải pháp đảm bảo an toàn cho phụ nữ và trẻ em trong môi trường gia đình và xã hội. Xây dựng điển hình tốt, cách làm hay; duy trì và nhân rộng các mô hình hiệu quả đồng thời vận động hội viên, phụ nữ tham gia giải quyết các vấn đề xã hội.

Ý kiến bạn đọc

    Tin liên quan

    Tin mới nhất

    Hội nghị học tập, quán triệt Nghị quyết Đại hội Công đoàn các cấp(27/03/2024 10:41 SA)

    Phát động Chiến dịch Triệu bước chân nhân ái(21/03/2024 4:01 CH)

    Điểm tựa cho người lầm lỡ tái hòa nhập cộng đồng(18/03/2024 7:55 SA)

    Ninh Sơn tổ chức Hội thi nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ “Tổ liên gia an toàn phòng cháy...(14/03/2024 4:36 CH)

    Hiệu quả vốn vay ưu đãi theo Nghị định số 28/2022/NĐ-CP của Chính phủ (08/03/2024 9:29 SA)

    127 người đang online
    °