Bài tuyên truyền phòng, chống dịch tả lợn châu phi

Đăng ngày 30 - 09 - 2024
Lượt xem: 35
100%

 

1. Đặc điểm của bệnh

Bệnh Dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP) là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi rút có sức đề kháng cao trong môi trường gây ra. Bệnh có đặc điểm lây lan nhanh trên loài lợn, ở tất cả các loại lợn (kể cả lợn hoang, lợn rừng) với tỷ lệ chết cao, lên đến 100%, gây thiệt hại nặng nề về kinh tế.

Bệnh này chỉ xuất hiện trên loài lợn, không gây bệnh cho các loài động vật khác và không lây sang người. Bệnh lây chủ yếu trực tiếp từ lợn mắc bệnh sang lợn khỏe mạnh thông qua việc tiếp xúc trực tiếp với máu, dịch nhầy của lợn bệnh và có thể lây lan gián tiếp qua thức ăn thừa dùng để chăn nuôi, phương tiện, dụng cụ, quần áo có chứa chất mang vi rút. Lợn khỏi bệnh có khả năng mang vi rút trong thời gian dài, có thể là vật chủ mang trùng suốt đời, do vậy khó có thể loại trừ được bệnh nếu để xảy ra bệnh dịch tả lợn châu phi. 

Hóa chất để diệt vi rút dịch tả lợn châu phi bao gồm: Benkocid, ether, chloroform và hợp chất iodine …..

2. Dấu hiệu nhận biết:

- Lợn sốt cao (40,5 - 42°C); không ăn, lười vận động, ủ rũ, nằm chồng đống, lợn có biểu hiện đau vùng bụng, lưng cong, di chuyển bất thường, một số vùng da trắng chuyển sang màu đỏ, đặc biệt là ở vành tai, đuôi, cẳng chân, da phần dưới vùng ngực và bụng, có thể có màu sẫm xanh tím. Trong 1 - 2 ngày trước khi con vật chết, có triệu chứng thần kinh, di chuyển không vững, nhịp tim nhanh, thở gấp, khó thở hoặc có bọt lẫn máu ở mũi, viêm mắt, nôn mửa, tiêu chảy đôi khi lẫn máu hoặc có thể táo bón, phân cứng đóng viên có kích thước nhỏ, có chất nhầy và máu.

3. Giải pháp phòng chống bệnh:

- Hiện nay, tình hình dịch tả lợn châu phi trên địa bàn xã diễn biến phức tạp; địa phương đề nghị nhân dân, bà con chăn nuôi thực hiện tốt một số nội dung sau:

+ Người dân thực hiện nghiêm 5 không: Không dấu dịch; không mua bán, vận chuyển lợn dịch; không giết mổ, tiêu thụ lợn dịch; không vứt lợn dịch ra môi trường; không cho lợn ăn những thức ăn dư thừa.

+ Người dân chăn nuôi phải thực hiện việc kê khai tại địa phương.

+ Các hộ chăn nuôi trong vùng dịch ký cam kết không nuôi mới và tái đàn trong thời gian có dịch, nếu vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định về phòng chống dịch bệnh, và không dược hỗ trợ khi buộc phải tiêu hủy.

+ Không vận chuyển lợn, không xẻ thịt đem ra khỏi vùng dịch.

+ Thực hiện tốt công tác vệ sinh chuồng trại, khử trùng môi trường bằng vôi bột hoặc hóa chất, trước khi vào khu chăn nuôi, chuồng chăn nuôi cần vệ sinh, khử trùng dụng cụ, thân thể.

+ Tăng cường chăm sóc nuôi dưỡng, cung cấp đầy đủ nguồn thức ăn, nước uống chất lượng tốt. Thường xuyên bổ sung các thuốc trợ sức, trợ lực nhằm tăng sức đề kháng cho đàn lợn.

+ Thực hiện tốt các biện pháp vệ sinh chuồng trại chăn nuôi, máng ăn, máng uống, dụng cụ chăn nuôi. Định kỳ dùng thuốc sát trùng để phun tiêu độc khử trùng toàn bộ chuồng trại, trang thiết bị, dụng cụ chăn nuôi, phương tiện ra vào trại, khu vực chăn nuôi.

+ Khơi thông cống rãnh, phát quang bụi rậm và các khu vực xung quanh trại nhằm tiêu diệt ruồi, muỗi, chuột và các loại côn trùng khác. Có các biện pháp ngăn chặn, tiếp xúc giữa lợn với các loài động vật hoang dã khác.

+ Trước khi vào khu chăn nuôi phải thực hiện đầy đủ các quy định về vệ sinh thú y, bảo hộ lao động (quần áo, ủng...) và tiêu độc khử trùng trước khi vào trại. Ở đầu mỗi trại phải có khay hoặc hố sát trùng và thay nước hàng ngày.

+  Kiểm soát chặt chẽ ra vào trại và khu vực chăn nuôi. Hạn chế tối đa khách thăm quan và người lạ ra vào chuồng trại, khu vực chăn nuôi. Kiểm soát tốt nguồn thức ăn, phương tiện vận chuyển ra vào trại, cơ sở chăn nuôi. 

+ Không vận chuyển lợn, thức ăn, chất thải hay vật dụng khác chung một phương tiện. Không mua thịt lợn, phủ tạng và sản phẩm có nguồn gốc thịt lợn chưa rõ nguồn gốc, chưa được kiểm dịch vào trại chăn nuôi làm thực phẩm.

+ Chủ động phòng bệnh bằng cách tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin (theo lịch tiêm chủng) cho những đàn chưa tiêm phòng và tiêm phòng bổ sung cho những đàn sắp hết thời gian miễn dịch.

+ Khi phát hiện có lợn bệnh, nghi bị bệnh phải báo cáo chính quyền sở tại và cơ quan thú y để xác định nguyên nhân và có biện pháp xử lý kịp thời.

Trên đây là một số khuyến cáo nhằm ngăn chặn sự xâm nhiễm bệnh Dịch tả lợn Châu Phi. Đề nghị bà con nhân dân quan tâm thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống nêu trên./.

 

Tin liên quan

Tin mới nhất

Lực lượng cảnh sát giao thông Công an huyện Ninh Sơn ra quân đảm bảo trật tự ATGT cho lứa tuổi...(02/10/2024 9:23 SA)

Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội huyện: Kiểm tra công tác triển khai...(30/09/2024 10:46 SA)

Công an huyện Ninh Sơn tổ chức cao điểm tuyên truyền pháp luật về an ninh trật tự và tội phạm...(26/09/2024 10:26 SA)

Mỹ Sơn: Ngày hội Việt dã gây quỹ học bổng vì tương lai cho trẻ em và màu xanh trái đất năm học...(16/09/2024 10:18 SA)

Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh kiểm tra công tác triển khai thực...(29/08/2024 10:30 SA)

70 người đang online
°